EM BÉ KHỎE.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
EM BÉ KHỎE.COM

Hân hạnh đón tiếp bạn đến với Embekhoe.com! Embekhoe.com là nơi chuyên phục vụ các mặt hàng xách tay dinh dưỡng chất lượng cao từ Mỹ, nhằm đem lại sự phát triển an toàn và bảo vệ sức khoẻ tối ưu cho những năm tháng đầu đời của trẻ thơ.


You are not connected. Please login or register

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TRONG NĂM ĐẦU ĐỜI

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin
Admin



Nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời là điều hết sức quan trọng. Ngoài việc phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ bạn còn phải biết tự mình đánh giá đúng - sự phát triển của trẻ, nhận ra những sai lệch dù là nhỏ nhất so với tiêu chuẩn. Muốn vậy, bạn phải hiểu tính quy luật cơ bản sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời.


CÁC CHỈ SỐ CHIỀU CAO, CÂN NẶNG

Một trong những chỉ số quan trọng về sự phát triển thể lực là sự tăng cân bình thường. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh trung bình cân nặng 3,1-3,4kg đối với bé trai, 3,0-3,2kg đối với bé gái. Trong 4-5 ngày đầu thường thì thể trọng các em bị sút 140-200g, đến ngày thứ 10-12 thì trở lại mức cũ. Nếu thấy đứa trẻ chậm lên cân, thì có thể kiểm tra bằng cách tính đơn giản như sau: Lấy số tháng tuổi nhân với 600 trong nửa năm đầu và với 500 trong nửa năm sau rồi cộng với trọng lượng đứa trẻ lúc mới sinh. Con số thu được sẽ là trọng lượng cần có của đứa trẻ (tính bằng gam). Ví dụ, một em gái 5 tháng tuổi lúc sinh nặng 3.200g phải có trọng lượng 6.200g (3200+(5x600). Trong năm thứ hai mức tăng là 2,5-3,0kg, tức là trung bình mỗi tháng 200-250g. Năm thứ 3 tăng chậm hơn, chỉ khoảng 2-2,8kg trong cả năm.

Chỉ số chiều cao cũng là chỉ số không kém phần quan trọng. Trẻ sơ sinh cao khoảng 48-52cm, ngoài ra các em gái thấp hơn các em trai. Năm đầu trung bình tăng 25cm (3 tháng đầu mỗi tháng 3cm, 3 tháng tiếp theo tăng 2,5cm, rồi 3 tháng sau nữa tăng 1,5cm và từ tháng thứ 10 tăng 1cm mỗi tháng). Năm thứ 2 tăng chậm hơn - chỉ tăng 10-12cm, còn trong năm thứ 3 tăng khoảng 7cm.

So với nam, các em gái tăng trọng và chiều cao chậm hơn.

Cần chú ý đến kích thước vòng đầu, vòng ngực và vòng bụng, bởi tỷ lệ giữa các chỉ số này nói lên tính cân đối của sự phát triển.

Vòng đầu của trẻ sơ sinh trung bình là 34cm. Đến tháng thứ 6 tăng lên 42cm, 1 tuổi-46cm. Lúc 3 tuổi lên tới 48-49cm.

Vòng ngực của trẻ sơ sinh vào khoảng 32-34cm, ở các bé trai có vòng ngực thường lớn hơn ở các bé gái. Lúc một tuổi vòng ngực tăng 11-13cm, đạt con số trung bình 45-48cm; năm 3 tuổi là 51-52cm.

Vòng bụng phải hơi nhỏ hơn vòng ngực. Nếu lớn hơn thì có nghĩa là bé phát triển không cân đối, có thể bị còi xương.

HỆ CƠ XƯƠNG

Tình trạng các hệ cơ, xương, cũng như sự nắm vững các kỹ xảo vận động là sự phát triển tâm lý có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển cân đối. Cha mẹ và những người lớn trong gia đình có thể có ảnh hưởng nhất định đến mọi điều trên.

Hệ cơ của trẻ nhỏ tương đối yếu. Trọng lượng các cơ chỉ chiếm 23-25% trọng lượng các cơ thể, trong khi ở người lớn là 42%. Đặc biệt các cơ tay chân phát triển kém, vì thế ngay từ những tháng đầu tiên cố gắng tăng cường hệ cơ của trẻ bằng các bài thể dục và xoa bóp (nhưng nhất thiết phải được bác sĩ cho phép).

Tư thế bình thường của trẻ sơ sinh: trẻ nằm co chân, co tay. Điều này có sự liên quan đến sự căng thẳng hơn mức bình thường của trương lực cơ sau khi sinh, sự căng thẳng này sẽ mất dần trong 2-4 tháng đầu. Sự căng các cơ làm nhiệm vụ co tay và chân biểu hiện mạnh hơn so với các cơ duỗi. Vì thế không nên cố gắng duỗi tay trẻ, khi 2-2,5 tháng tuổi và duỗi chân khi 3-4 tháng tuổi.

Bộ xương của trẻ yếu, mềm và tình trạng này kéo dài khá lâu. Vì thế phải rất thận trọng khi chăm sóc trẻ.

Những tháng đầu xương sống hầu như thẳng. Những khúc cong hình thành dần dần trong lúc đứa trẻ lớn lên, khi trẻ bắt đầu biết giữ thẳng đầu, biết ngồi, biết đứng và biết đi; cần đổi tay khi bế trẻ để cột sống của nó khỏi bị cong.

CÁC CƠ QUAN NỘI TẠNG

Não của trẻ sơ sinh còn chưa phát triển và không thể đáp ứng lại một cách hoàn chỉnh những kích thích từ bên ngoài. Vì thế các động tác của trẻ bao giờ cũng lộn xộn. Các động tác này chỉ được thay thế dần bằng các động tác ít nhiều được điều chỉnh: quay đầu và xoay người, tay nắm các đồ vật, ý định bò và ngồi, đứng dậy và cuối cùng là đi. Lúc đầu đó là những cử động phản xạ vô thức. Dần dần các cử động này được hoàn thiện và chuyển thành các kỹ năng vận động có ý thức.

Tim mạch bắt đầu hoạt động trước các hệ khác và phát triển sớm nhất. Tuy nhiên các sợi cơ tim còn rất mỏng, huyết áp thấp. Đặc điểm nổi bật của trẻ nhỏ là tim đập nhanh và nhịp tim tăng khi trẻ khóc hoặc vận động.

Đường hô hấp của trẻ sơ sinh rất hẹp, thở nhanh; nhịp thở không ổn định, dễ tăng lên do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau; tính cơ động của lồng ngực bị hạn chế do hệ cơ hô hấp yếu.

Cơ quan tiêu hóa của trẻ nhỏ có đặc điểm chủ yếu là thích nghi với việc tiêu hóa sữa mẹ. Dạ dày có thành tương đối mỏng, đáy chưa phát triển và môn vị rộng nên trẻ hay bị trớ. Sự phát triển kém của lớp cơ và sự đàn hồi trong thành ruột nên thường xảy ra các trường hợp bí đái tiện và trung tiện.

Hoạt động của nội quan bảo đảm sự trao đổi chất và việc này góp phần thúc đẩy sự phát triển thể chất. Đồng thời lại giúp hoàn thiện hoạt động của hệ thần kinh và do đó hoàn thiện cả tâm lý.


Nguồn tin : Sức khoẻ và Đời sống

https://embekhoe.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết