EM BÉ KHỎE.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
EM BÉ KHỎE.COM

Hân hạnh đón tiếp bạn đến với Embekhoe.com! Embekhoe.com là nơi chuyên phục vụ các mặt hàng xách tay dinh dưỡng chất lượng cao từ Mỹ, nhằm đem lại sự phát triển an toàn và bảo vệ sức khoẻ tối ưu cho những năm tháng đầu đời của trẻ thơ.


You are not connected. Please login or register

Giai đoạn 00 - 12 tháng

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Giai đoạn 00 - 12 tháng Empty Giai đoạn 00 - 12 tháng Thu Aug 05, 2010 1:44 pm

Admin

Admin
Admin



Một bé trai mới sinh đưa ngón tay cái lên, cong cong ngón tay lại rồi bỏ vào miệng. Cô y tá cười, nói: “Trời ơi, khôn chưa kìa! Con người ta phải mấy tháng mới biết bú tay!”.
Vậy mà nhiều người tưởng đứa nhỏ nào sinh ra cũng biết bú tay. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: “Dùng tay khéo léo và thuần thục là một trong những điều quan trọng và khó khăn nhất, trẻ phải nỗ lực nhiều trong những năm đầu”.
Thực ra, thao tác của đôi tay có liên hệ trực tiếp đến sự phát triển nhận thức. Chính qua đôi tay mà trẻ thể hiện mối tương quan giữa suy nghĩ và hành động. Vì vậy, ta cần theo dõi sự phát triển bàn tay và khuyến khích trẻ luyện tập những kỹ năng vận động.

Trẻ từ 0-3 tháng tuổi:

Hầu hết sự vận động bàn tay trong ba tháng đầu là tự phát. Để ngón tay trong lòng bàn tay em bé mới sinh, bé sẽ nắm chặt tay lại. Không phải cháu bé có một sức mạnh phi thường, mà đơn giản đó chỉ là phản xạ lòng bàn tay của trẻ. Con bạn cũng nắm chặt bàn tay thành nắm đấm hay xoè ra khi nó khóc hoặc giật mình. Những tháng kế tiếp, các phản xạ này sẽ thành hành động có chủ ý.

Giúp bé vận động bàn tay: Vuốt các đốt ở mu bàn tay bé. Khi những ngón tay của bé mở ra, đặt nhẹ cái trống lắc nhỏ vào lòng bàn tay nó. Lúc đầu, bé không thể giữ lâu, nhưng kinh nghiệm nắm giữ và làm rơi cái trống sẽ làm cho trẻ tập chơi sau này.

Cho bé chơi trống lắc trên bụng. Giúp bé tăng cường sức mạnh của lưng, vai, cánh tay và các bắp thịt ở tay cũng rất quan trọng.

Treo nhiều đồ chơi đu đưa và khuyến khích bé đánh vào đó. Đây là phương pháp luyện tập rất tốt để phối hợp mắt và tay.

Trẻ từ 4-6 tháng tuổi:

Đây là giai đoạn quan trọng để phát triển những kỹ năng vận động của trẻ. Trong những tháng này, bé bắt đầu học phối hợp suy nghĩ với những vận động bàn tay. Bé thích với, chụp, cắn vào những đồ nó thích. Bé cũng bắt đầu cầm lấy tay, chân nó mà ngắm nghía. Bé thích chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia...

Giúp bé vận động bàn tay: Chơi vỗ tay, vờn bắt với bé để giúp phát triển khả năng phối hợp. Cho bé cầm một khối nhẹ bằng hai tay để giúp bé tập giữ chắc đồ chơi. Nhờ học chơi ở tư thế mới, như nằm nghiêng, mà kỹ năng chuyển động của bé sẽ phát triển toàn diện.
Trẻ từ 7-9 tháng tuổi:

Đến độ tuổi này, con của bạn đã thành thạo kỹ năng cầm đồ chơi. Nó thường đập, lắc, làm rơi, và ném đồ chơi.

Một thử thách lớn nhất trong những tháng này là học cách tự lấy đồ ăn. Bé có thể nắm đồ đầy bàn tay nhưng có đưa được vào miệng hay không là chuyện khác. Cuối giai đoạn này, bé có thể tự cho đồ ăn vào miệng, có thể nắm chặt đồ chơi bằng ngón cái và ngón trỏ.

Giúp bé vận động bàn tay: Để bé “quậy phá lung tung” trong một góc nhỏ, trên giường... Đó là cách tốt nhất giúp bé luyện tập những ngón tay bé nhỏ. Để bé tự làm mọi thứ. Nhờ vậy nó thực tập được nhiều kỹ năng và làm tăng tính tự lập. Khi bé đang chơi, phải đảm bảo cho lưng và vai bé tựa chắc để nó không ngã và dễ tập trung vào trò chơi vận động những ngón tay.

Trẻ từ 10-12 tháng tuổi:

Trong giai đoạn này, bé sẽ thuần thục những động tác mà nó đã biết và tiếp tục khám phá những việc khó hơn, như học cách điều khiển những ngón tay độc lập với những ngón khác. Nó thích thò tay vào lỗ mũi hay lỗ tai... Cháu có khả năng chỉ vào những đồ vật nó muốn, bắt đầu vỗ tay theo nhạc và sẵn sàng giơ tay ra để nắm lấy tay bạn.

Giúp bé vận động bàn tay: Cột những đoạn chỉ ngắn có màu khác nhau vào mỗi ngón tay của bé để nó nhìn và cảm thấy từng ngón có thể vận động một cách độc lập. Nhớ cột sợi chỉ gọn gàng mà không quá chặt.

Thọc tay vào những lỗ nhỏ là cách tốt nhất để giúp nó học cách sử dụng từng ngón tay một cách độc lập, vì thế, nên mua một ít đất sét màu để bé thọc ngón tay vào đó tùy thích.

Bé trong độ tuổi này đã hiểu được một số lời nói của người khác, vì thế bạn yêu cầu bé làm những công việc thách thức bé vận động phối hợp và hiểu được mối tương quan nhân quả, như biểu bé bóp vào đồ chơi để tạo tiếng kêu.

Nguồn tin : Sưu tầm

https://embekhoe.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết