EM BÉ KHỎE.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
EM BÉ KHỎE.COM

Hân hạnh đón tiếp bạn đến với Embekhoe.com! Embekhoe.com là nơi chuyên phục vụ các mặt hàng xách tay dinh dưỡng chất lượng cao từ Mỹ, nhằm đem lại sự phát triển an toàn và bảo vệ sức khoẻ tối ưu cho những năm tháng đầu đời của trẻ thơ.


You are not connected. Please login or register

Trẻ chậm nói, bệnh tự kỷ và những nhầm lẫn tai hại

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin
Admin



Theo TS Trần Thị Thu Hà - Phó Trưởng Khoa phục hồi chức năng (Bệnh viện Nhi TƯ), hiện nay càng ngày càng xuất hiện nhiều trẻ lên 2, lên 3 thậm chí lên 5 tuổi mà vẫn chưa biết nói. Trong số đó, 99% trẻ chậm nói mắc phải hội chứng tự kỷ, chỉ có 1% là chậm nói đơn thuần.


Tuy nhiên, trên thực tế hầu như gia đình nào có con chậm nói cũng đều tin rằng con mình thuộc vào tỷ lệ 1% ít ỏi đó. Và vì thế, thay vì phải đưa con đến bệnh viện thì có người tìm cách “đi giật thức ăn của người khác” (mẹo dân gian chữa bệnh chậm nói). Có người lại đưa trẻ đi châm cứu bấm huyệt. Thậm chí, có vị phụ huynh ở Hà Nội còn lặn lội lên tận miền núi để tìm thầy mo cúng và hoá giải cho con... nhưng rốt cuộc vẫn chỉ là vô vọng.

Tâm lý sợ... sự thật - Nguyên nhân bỏ sót nhiều ca tự kỷ

Tại khu tập thể của Bộ CN, có một trường hợp chậm nói như vậy. Cháu tên là Thành. Bố cháu làm nghề kinh doanh nội thất. Mẹ cháu là công nhân viên chức nhà nước. Thành khá đẹp trai, bụ bẫm, nhanh nhẹn và rất dễ thương. Chỉ có điều, lên 2 tuổi rồi mà Thành vẫn không chịu nói.

Lên 3 tuổi, cháu vẫn chưa gọi bố, gọi mẹ được mà cứ bô lô ba la bằng một thứ tiếng không ai hiểu nổi. Anh Q - bố cháu - đi xem bói, thầy bói phán rằng: “Kiếp trước” của cháu là người nước ngoài nên bây giờ cháu chỉ nói được tiếng nước ngoài, không nói được tiếng Việt. Vì vậy, gia đình phải làm lễ để đổi kiếp cho con.

Ba tháng, sáu tháng rồi một năm sau khi làm lễ xong, bé Thành vẫn chẳng chịu nói một cách bình thường. Vốn là người mê tín, nên vợ chồng anh Q lại tiếp tục đi tìm thầy cúng khác. Nghe ai mách có thầy cúng giỏi là vợ chồng anh Q lại đi, bất kể xa xôi tận đâu. Trong nhà họ rất nhiều thứ bùa hộ mệnh cho con được dán trên tường, trong phòng ngủ, trước cửa phòng và trong gối của bé. Vậy nhưng mãi cho đến tận bây giờ, mặc dù đã hơn 4 tuổi, nhưng tình trạng của cháu Thành cũng chẳng khá hơn được bao nhiêu.

Khác với niềm tin của anh Q, chị Kh (ở Nhân Chính - Hà Nội) lại mắc phải tâm lý “không muốn đối diện với sự thật”. Con trai chị Kh năm nay 3 tuổi cũng chưa biết nói. Nhưng khi một đồng nghiệp khuyên chị nên đưa cháu đi khám thì chị gạt đi. Chị bảo, con chị chẳng làm sao cả. Nó nghe, hiểu và mọi cái phát triển bình thường. Chẳng việc gì mà phải lôi con đến bệnh viện, bác sĩ thì bao giờ chẳng kê ra bệnh!?

Theo TS Hà, những trường hợp như vợ chồng anh Q, chị Kh vừa nêu trên không phải là hiếm. Một phần họ không tin bác sĩ, một phần còn là vì tâm lý sợ sự thật. Nhiều người thấy con không được bình thường như những đứa trẻ khác nhưng vì không dám nghĩ con mình bị bệnh tật và không muốn tin vào điều đó.

Đó là lý do vì sao một số bậc phụ huynh sau khi đưa con đến khám ở Bệnh viện Nhi TƯ, được các bác sĩ khoa Phục hồi chức năng chẩn đoán là tự kỷ, hẹn ngày kiểm tra lại nhưng họ đã trở về mà “mất hút”. TS Hà đã từng tực tiếp khám chẩn đoán một trẻ bị tự kỷ, nhưng cho đến bây giờ đã được 2 năm mà vẫn không thấy họ quay lại.



Phân biệt trẻ chậm nói tự kỷ và trẻ chậm nói đơn thuần

Trẻ chậm nói tự kỷ: Không nói, không hiểu ngôn ngữ. Mọi hành động của trẻ được tiến hành theo một lập trình riêng, như không hề liên quan gì đến thế giới xung quanh.

Trẻ chậm nói đơn thuần: Không nói nhưng nghe và hiểu người khác nói, mọi vấn đề khác của trẻ phát triển bình thường.

Thấy con thông minh quá, cũng cần phải nghi ngờ

Một lý do khác, khiến cho các vị phụ huynh có con chậm nói không đưa con đến bác sĩ kiểm tra là vì có một vài sự nhầm lẫn. Thấy con phát triển chiều cao, cân nặng bình thường, xinh đẹp, lại còn rất giỏi vi tính nên ai khuyên họ đưa con đến bệnh viện là họ gạt đi. Những hành vi khác thường thì họ cho rằng “trẻ con ấy mà”... Vậy nhưng họ không biết được một điều rằng, có thể chính những hành vi khác thường đó, sự giỏi giang khác thường đó... đã là biểu hiện của một đứa trẻ không bình thường.

TS Hà kể, có trường hợp mẹ đưa con đến Viện Nhi khám, khi bác sĩ hỏi về tình trạng phát triển của cháu thì người mẹ này nói rằng: Cháu nhà em cái gì cũng tốt, mỗi tội... không nói. Nhưng khi bác sĩ khám, đánh giá thì đứa bé này không những không nói được, mà còn không hiểu được ngôn ngữ.

Hỏi những điều thông thường nhất như chân, tay, mồm, miệng, cốc, mũ, quần áo... ở đâu thì cháu cứ tỉnh bơ như không nghe thấy gì. Người mẹ này phân trần: Tại vì, những thứ đó em chưa dạy. Bác sĩ tiếp tục hỏi cháu: Mẹ đâu thì cháu cũng không biết nốt. Bác sĩ đi đến kết luận đứa trẻ này có dấu hiệu của trẻ tự kỷ nhưng người mẹ này vẫn không tin. Chị còn thắc mắc: Nhưng mà chị ơi, em bảo nó bấm tivi là nó bấm ngay...

Giống như đứa trẻ này, trẻ tự kỷ mặc dù chẳng biết bố mẹ, tay chân đâu nhưng rất giỏi vi tính, thậm chí còn biết bập bẹ hát theo bất cứ bài hát nào trên băng đĩa, hoặc tivi... Chính vì vậy, nhiều người nhầm tưởng con mình thông minh, là thần đồng. Họ không biết được rằng, con mình đang mắc phải hội chứng tự kỷ - một dạng bệnh mà xã hội hiện đại đang phải đối mặt, mà một trong những biểu hiện của căn bệnh này là biết một số thứ, thậm chí rất thành thạo như tivi, vi tính, hội hoạ, âm nhạc nhưng những thứ thông thường thì lại không biết.

Võ Thủy

Nguồn tin : Giadinh.net

https://embekhoe.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết