EM BÉ KHỎE.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
EM BÉ KHỎE.COM

Hân hạnh đón tiếp bạn đến với Embekhoe.com! Embekhoe.com là nơi chuyên phục vụ các mặt hàng xách tay dinh dưỡng chất lượng cao từ Mỹ, nhằm đem lại sự phát triển an toàn và bảo vệ sức khoẻ tối ưu cho những năm tháng đầu đời của trẻ thơ.


You are not connected. Please login or register

Các cách chữa trị các vấn đề về sức khoẻ mà các bà mẹ nên cần biết.

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin
Admin

Các giai đoạn phát triển của bé

Từ các cách giảm đau răng cho đến biện pháp làm dịu cơn đau bụng, những cách chữa trị thông thường dưới đây sẽ khiến bé yêu của bạn cảm thấy khá hơn khi chúng gặp một vấn đề gì đó về sức khỏe.
1. Giảm cơn đau răng:

Bạn cần: một miếng vải sạch.

Cách làm: gấp miếng vải thành hình tam giác, nhúng một đầu vào nước và làm đông lạnh. Khi trẻ cảm thấy đau, hãy để bé gặm góc vải được làm lạnh. Đừng đưa ngay cho bé khi vừa lấy vải ra khỏi tủ đông bởi chúng có thể gây bỏng lạnh.

Tại sao cách làm này lại có hiệu quả: sợi vải và cơn lạnh giúp xoa dịu phần lợi bị đau nhức, khó chịu.

Khi nào thì bạn nên cho bé đi bác sĩ: nếu vết đau nghiêm trọng và thuốc giảm đau dành cho trẻ em không có hiệu quả.

2. Làm giảm sự khó chịu do các vết trầy xước do tã:

Bạn cần: máy sấy với chế độ quạt gió mát.

Cách làm: rửa sạch mông bé với nước ấm, sau đó đặt bé nằm sấp trên đùi bạn và nhẹ nhàng làm khô phần mông của bé với mấy sấy ở chế độ làm mát.

Tại sao cách làm này lại có hiệu quả: Nước ấm không chứa các loại chất tẩy rửa sẽ làm sạch da mà không gây bất kỳ khó chịu nào. Và khi sấy khô cho bé bằng làn gió mát từ máy sấy, bạn sẽ khiến làn da trấy xước của bé dịu đi, đồng thời tránh dùng khăn lau khô có thể gây chà xát.

Khi nào thì bạn nên cho bé đi bác sĩ: Nếu như vết xước không lành sau 2,3 ngày hoặc nếu chúng đỏ và phồng lên.

3. Chữa vết đốt:

Bạn cần: Một cái thẻ ATM hoặc một cái nhíp và một viên nước đá.

Cách làm: dùng cái thẻ hoặc nhíp để lấy phần ngòi đốt ra khỏi da bé, sau đó rửa da bé với nước xà phòng rồi làm dịu bằng viên đá.

Tại sao cách làm này lại có hiệu quả: Khi không dùng ngón tay để lấy ngòi đốt ra khỏi da bé, thì bạn sẽ tránh nguy cơ xoáy ngòi đốt vào sâu hơn trong da. Nước đá giúp giảm đau và sưng tấy.

Khi nào thì bạn nên cho bé đi bác sĩ: nếu trẻ có các dấu hiệu của dị ứng, và khi trẻ khó thở và bị sưng lên ở vùng miệng hoặc cổ.

4. Cho bé uống thuốc:

Bạn cần: một que kem và muỗng hay ống cho uống thuốc.

Cách làm: cho trẻ liếm thật nhiều kem cho đến khi miệng của trẻ được “làm lạnh”, sau đó hãy cho thuốc vào miệng trẻ bằng muỗng hay ống.

Tại sao cách làm này lại có hiệu quả: Khi miệng trẻ được làm lạnh, trẻ sẽ ít phản ứng với vị của thuốc và ít nhè ra hơn.

Khi nào thì bạn nên cho bé đi bác sĩ: Khi trẻ không chịu uống thuốc và bệnh của bé tỏ ra nặng hơn.

5. Chữa vảy nến:

Bạn cần: một bát dầu olive.

Cách làm: Xoa dầu vào phần da đầu của trẻ trước khi cho trẻ đi ngủ. Ngày hôm sau, chải tóc bé để loại các vảy nến, sau đó gội đầu cho trẻ bằng xà phòng dành cho em bé.

Tại sao cách làm này lại có hiệu quả: Dầu sẽ nhẹ nhàng làm ẩm da đầu và giúp các vảy nến bong ra.

Khi nào thì bạn nên cho bé đi bác sĩ: khi trên mặt hay người bé xuất hiện các vết chàm bội nhiếm. Thỉnh thoảng trong trường hợp nặng, bạn cần dùng kem xoa và dầu gội đầu đặc biệt.

Nguồn: http://www.babyexpert.com/

https://embekhoe.forumvi.com

dohongquang



ádffggh

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết